Lễ đính hôn là một trong những cột mốc quan trọng trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Đây không chỉ là nghi thức truyền thống mà còn là dịp để hai bên gia đình chính thức gặp gỡ, gắn kết và cùng nhau chuẩn bị cho ngày cưới. Hãy cùng Ròm Production tìm hiểu chi tiết về trình tự nghi thức lễ đính hôn để có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất!

Ý nghĩa của Lễ đính hôn
Lễ đính hôn không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai gia đình mà còn thể hiện sự cam kết chính thức của cô dâu chú rể trước khi bước vào hôn nhân. Đây là dịp để hai bên gặp gỡ, gắn kết và thống nhất các thủ tục quan trọng cho lễ cưới sắp tới.

Trình tự nghi thức lễ đính hôn
Chuẩn bị sính lễ & lễ đưa quả tại nhà trai
Nhà trai chuẩn bị sính lễ theo thỏa thuận từ trước với nhà gái, bao gồm mâm quả (thông thường miền Nam là 6-8 quả), nữ trang và tiền nạp tài. Khi đến giờ xuất phát, người lớn trong gia đình (ba chú rể hoặc trưởng tộc) sẽ thắp nhang gia tiên trước khi trao quả cho đội bưng quả.


Nhà gái chuẩn bị và nghênh đón nhà trai
Khi nhà trai đến, dàn bưng quả nữ xếp hàng trước cổng hoa. Đại diện nhà gái sẽ đứng chào đón, tiến hành nghi thức trình giờ và xin nhập gia.
Trình giờ – xin nhập gia

Đại diện nhà trai trình giờ và xin phép nhập gia tại bàn ngoài hoặc bàn thờ gia tiên. Sau khi hai bên đại diện phát biểu đồng ý, phái đoàn nhà trai sẽ được mời vào trong.
Lễ trao quả
Đoàn nhà trai xếp thành hai hàng: một hàng gồm chú rể và dàn bưng quả nam, hàng còn lại gồm người lớn như ba mẹ, cô dì, trưởng tộc. Sau khi hàng người lớn vào trước, đội bưng quả sẽ trao lễ vật cho nhà gái theo hiệu lệnh của nhiếp ảnh gia hoặc wedding planner.

Giới thiệu hai họ & trình sính lễ
Sau khi ổn định chỗ ngồi, đại diện hai bên giới thiệu họ hàng tham dự. Tiếp đó, nhà trai tuyên bố mục đích và trình sính lễ để nhà gái kiểm chứng.


Mở quả cúng gia tiên
Nhà gái mở quả, đặt lễ vật lên bàn thờ gia tiên và thắp nhang mời ông bà về chứng giám. Các mâm trầu cau và bánh kem sẽ được cô dâu chú rể mở sau khi hoàn tất nghi thức gia tiên.


Cô dâu ra mắt hai họ, nhận hoa từ chú rể
Sau nghi thức thắp nhang, mẹ cô dâu sẽ dắt con gái ra mắt hai họ và trao tay cho chú rể. Chú rể trao hoa cho cô dâu, có thể khẽ hôn lên trán để tạo khoảnh khắc ý nghĩa.

Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên
Cô dâu chú rể thực hiện nghi thức bái lạy gia tiên: bốn bái trước bàn thờ, hai bái với ông bà hiện tiền và một bái phu thê giao bái.


Nhận nữ trang & tiền nạp tài
Mẹ chú rể sẽ trao nữ trang hoặc đưa cho chú rể tự đeo cho cô dâu. Sau đó, cô dâu ôm mẹ chồng chụp ảnh lưu niệm. Nhà trai cũng trao tiền nạp tài cho nhà gái ngay sau đó.

Dâu rể mời rượu hai họ
Cô dâu chú rể mời rượu ông bà, cha mẹ và hai họ để nhận lời chúc phúc. Sau nghi thức này, hai bên gia đình chính thức công nhận hôn sự.
Cắt bánh kem & gỡ quả trầu cau
Theo hướng dẫn của thợ chụp ảnh hoặc wedding planner, cô dâu chú rể thực hiện nghi thức cắt bánh kem, chia quả trầu cau và dâng lên bàn thờ gia tiên.
Hai họ bàn bạc hôn sự (lễ rước dâu)

Người lớn hai bên thống nhất về ngày rước dâu, số lượng người tham gia và các công tác liên quan đến lễ cưới. Sau đó, hai họ cùng nhau dùng tiệc thân mật.
Nhà gái trả quả (lại quả) nhà trai
Nhà gái sắp xếp lại một phần sính lễ để gửi lại nhà trai, tượng trưng cho sự gắn kết. Nghi thức này được thực hiện tương tự như lúc trao quả ban đầu.
Những lưu ý khi tổ chức Lễ đính hôn
Thống nhất phong tục
Mỗi vùng miền có phong tục khác nhau, vì vậy hai gia đình cần trao đổi kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp.
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Đảm bảo tất cả các yếu tố như lễ vật, trang phục, địa điểm và thời gian đều được chuẩn bị chu đáo.
Đặt lịch quay chụp sớm
Hãy liên hệ với Ròm Production để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày đính hôn của bạn.

Lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng, giúp hai bên gia đình chính thức gắn kết và chuẩn bị cho đám cưới một cách trọn vẹn. Việc nắm rõ trình tự nghi thức lễ đính hôn sẽ giúp cô dâu chú rể tự tin và chu đáo hơn cho ngày trọng đại. Hãy để Ròm Production đồng hành cùng bạn trong hành trình lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa này!